Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Vì sao đường trắng tồn khô nhiều

Theo báo cáo của Hiệp hội mía đường Việt Nam, tồn kho đường ở nhà máy và doanh nghiệp hiện nay vẫn còn rất cao, tại nhà máy là 674.000 tấn, tại các công ty kinh doanh là 43.000 tấn. Nhưng vì sao giá đường hiện nay lại vẫn rất cao?


Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Đường ăn tồn kho lớn, giá vẫn cao đến mức phi lý
Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Đường ăn tồn kho lớn, giá vẫn cao đến mức phi lý

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Đường ăn tồn kho lớn, giá vẫn cao đến mức phi lý

Theo các số liệu thống kê về mặt hàng đường ăn, hiện nay, mặc dù giá giao tại nhà máy chỉ còn 14.000 – 15.000 đồng/kg nhưng giá bán lẻ tại các siêu thị vẫn dao động từ 19.000 – 23.000 đồng/kg. Ở chợ và cửa hàng lẻ có thấp hơn 1 chút.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội: "Hiện nay, giá bán lẻ đường cho người tiêu dùng từ nhà máy cộng thêm các chi phí thuế, v.v. chỉ khoảng 17.000 – 18.000 đồng là hợp lý. Với giá đó vừa đảm bảo quyền lợi cho NTD , vừa giải quyết nhanh tồn kho đang đọng lại tại các nhà máy".

Lý giải nguyên nhân tình trạng giá đường cao rất phí lý khi lượng hàng còn tồn kho lớn, theo ông Phú, trước hết, nhìn vào kết quả kiểm tra của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa qua đã cho thấy hiện tượng các đại lý, thương lái thậm chí một số nhà máy găm hàng tồn kho chờ giá lên. Mặt khác, đường nhà máy không đến thẳng được khâu bán lẻ mà phải qua nhiều đại lý cấp 1, cấp 2 trung gian cộng thêm các chi phí ở khâu bán lẻ như chiết khấu và các chi phí khác, làm cho giá bị đẩy lên cao.

Cũng theo ông Phú, tại một cuộc họp chuyên đề để giải quyết bài toán sản xuất phân phối mặt hàng đường, các nhà bán lẻ nói: "Chúng tôi không mua được trực tiếp tại các nhà máy, phải qua các đại lý cho nên giá bán là như vậy".

Còn theo đánh giá của Bộ NN & PTNT thì "đúng là có hiện tượng găm hàng đầu cơ đợi giá, hiện tượng thương lái, đại lý mua gom để trục lợi, phải kiểm tra để chấn chỉnh, xong việc doanh nghiệp sản xuất đàm phán để tiêu thụ đường với các siêu thị không phải là dễ .

"Muốn đưa được đường vào siêu thị phải đàm phán đến 20 điều khoản mà các siêu thị đưa ra, từ chiết khấu trực tiếp trên hóa đơn trước, chiết khấu đơn hàng khai trương, chiết khấu thanh toán đúng hạn, thưởng theo doanh số bán hàng cho siêu thị, đến việc chậm thanh toán tiền hàng để hợp thức hóa việc chiếm dụng vốn của nhà máy, hỗ trợ vận chuyển, khuyến mãi cho siêu thị, v.v.", chuyên gia này phân tích.

"Chính vì vậy mà các doanh nghiệp sản xuất đường đã nản lòng khi tìm con đường vào kênh bán lẻ hiện đại. Điều quan trọng là mức giá bán lẻ dâng cao vô lý do các nguyên nhân trên thì người trồng mía cũng không được hưởng và người tiêu dùng bị "móc túi" vô lý mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng", ông Phú nói thêm.

Cũng theo ông Vũ Vinh Phú, muốn giải quyết bài toán trên, cần phải thiết lập chuỗi phân phối đường hiệu quả hợp lý, bỏ trung gian, đi thẳng từ sản xuất đến bán lẻ.

Dẫn Quyết định 27/CP năm 2007 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt đề án tổ chức đề án trong nước (vẫn còn hiệu lực) nêu rõ : Các nhà sản xuất và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phải chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng và giá bán của hàng hóa, ông Phú cho rằng, theo đúng quy định này thì các nhà máy đường phải tổ chức bán đại lý ở hệ thống bán lẻ, không tổ chức mua đứt bán đoạn như hiện nay, dễ nảy sinh ra các hiện tượng tiêu cực trong quá trình tiêu thụ.

"Làm được những điều như trên, cộng với những chính sách về phát triển ngành mía đường của Chính phủ, trong thời gian sắp tới, mặt khác, cần bỏ chính sách bảo hộ đường để các đơn vị sản xuất phải tự vươn lên thì chắc chắn sản phẩm đường của VN sẽ từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh về giá và chất lượng ở thị trường nội địa, phục vụ tốt cho ngành sản xuất công nghiệp thực phẩm và tiêu dùng lẻ của các hộ gia đình", ông Phú nói thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét