“Trong cuộc điện thoại với Thủ tướng Modi, Tổng thống Trump đã hoan nghênh chuyến hàng dầu thô đầu tiên tới Ấn Độ. Tổng thống cũng cam kết rằng Mỹ sẽ tiếp tục là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy và dài hạn cho Ấn Độ”, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
>> Tin cùng chuyên mục:
Cùng với Ấn Độ, các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cũng nhập khẩu dầu của Mỹ sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố cắt giảm sản lượng và tăng giá dầu thô hạng trung của Trung Đông.
“Các chuyến hàng dầu từ Mỹ bắt đầu đến Ấn Độ là một sự thay đổi lớn”, Đại sứ quán Ấn Độ tại Washington đăng trên trang Twitter chính thức, ngay sau khi Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ, ông Navtej Sarna, bàn giao giấy tờ về chuyến hàng cho Thống đốc bang Texas Greg Abbott.
Lượng hàng đầu tiên của hai triệu thùng dầu có giá trị là 100 triệu USD. Nhưng với nhu cầu đặt hằng ngày càng tăng từ các công ty Ấn Độ thì sự hợp tác song phương mới trong ngành dầu mỏ giữa hai nước có thể được đẩy lên tới mức 2 tỉ USD.
Lô hàng dầu thô của Mỹ đã rời cảng trong thời gian từ ngày 6 đến 14.8 và dự kiến sẽ đến Ấn Độ vào tuần cuối cùng của tháng 9.2017. Tổng thống Trump, trong cuộc điện thoại với ông Modi vào hôm 14.8, đêm trước ngày lễ Độc lập của Ấn Độ, đã bày tỏ tinh thần hoan nghênh trước sự phát triển này.
“Trong cuộc điện thoại với Thủ tướng Modi, Tổng thống Trump đã hoan nghênh chuyến hàng dầu thô đầu tiên tới Ấn Độ. Tổng thống cũng cam kết rằng Mỹ sẽ tiếp tục là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy và dài hạn cho Ấn Độ”, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Theo ông A.K Sharma, Giám đốc tài chính của IOC, gần đây việc mua dầu thô của Mỹ đã trở nên hấp dẫn đối với các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ. Ngay cả sau khi đã tính chi phí vận chuyển, dầu thô của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn có giá cả cạnh tranh.
Mặc dù sự phát triển năng lượng song phương với Mỹ chỉ mới trong giai đoạn đầu, nhưng các công ty Ấn Độ đã có những khoản đầu tư đáng kể trong việc mua tài sản năng lượng ở quốc gia Bắc Mỹ. Cụ thể, bốn công ty Ấn Độ đã đầu tư gần 5 tỉ USD vào các sản phẩm dầu đá phiến của Mỹ. Một số công ty khác cũng đã ký hợp đồng mua 9 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mỗi năm từ Mỹ, và chuyến hàng LNG đầu tiên dự kiến sẽ được giao đến Ấn Độ vào tháng 1.2018. Trong 20 năm tới, tăng trưởng tiêu thụ năng lượng của Ấn Độ dự kiến sẽ ở mức nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn.
Cùng với Ấn Độ, các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cũng nhập khẩu dầu của Mỹ sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố cắt giảm sản lượng và tăng giá dầu thô hạng trung của Trung Đông.
“Các chuyến hàng dầu từ Mỹ bắt đầu đến Ấn Độ là một sự thay đổi lớn”, Đại sứ quán Ấn Độ tại Washington đăng trên trang Twitter chính thức, ngay sau khi Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ, ông Navtej Sarna, bàn giao giấy tờ về chuyến hàng cho Thống đốc bang Texas Greg Abbott.
Lượng hàng đầu tiên của hai triệu thùng dầu có giá trị là 100 triệu USD. Nhưng với nhu cầu đặt hằng ngày càng tăng từ các công ty Ấn Độ thì sự hợp tác song phương mới trong ngành dầu mỏ giữa hai nước có thể được đẩy lên tới mức 2 tỉ USD.
Lô hàng dầu thô của Mỹ đã rời cảng trong thời gian từ ngày 6 đến 14.8 và dự kiến sẽ đến Ấn Độ vào tuần cuối cùng của tháng 9.2017. Tổng thống Trump, trong cuộc điện thoại với ông Modi vào hôm 14.8, đêm trước ngày lễ Độc lập của Ấn Độ, đã bày tỏ tinh thần hoan nghênh trước sự phát triển này.
“Trong cuộc điện thoại với Thủ tướng Modi, Tổng thống Trump đã hoan nghênh chuyến hàng dầu thô đầu tiên tới Ấn Độ. Tổng thống cũng cam kết rằng Mỹ sẽ tiếp tục là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy và dài hạn cho Ấn Độ”, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Theo ông A.K Sharma, Giám đốc tài chính của IOC, gần đây việc mua dầu thô của Mỹ đã trở nên hấp dẫn đối với các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ. Ngay cả sau khi đã tính chi phí vận chuyển, dầu thô của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn có giá cả cạnh tranh.
Mặc dù sự phát triển năng lượng song phương với Mỹ chỉ mới trong giai đoạn đầu, nhưng các công ty Ấn Độ đã có những khoản đầu tư đáng kể trong việc mua tài sản năng lượng ở quốc gia Bắc Mỹ. Cụ thể, bốn công ty Ấn Độ đã đầu tư gần 5 tỉ USD vào các sản phẩm dầu đá phiến của Mỹ. Một số công ty khác cũng đã ký hợp đồng mua 9 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mỗi năm từ Mỹ, và chuyến hàng LNG đầu tiên dự kiến sẽ được giao đến Ấn Độ vào tháng 1.2018. Trong 20 năm tới, tăng trưởng tiêu thụ năng lượng của Ấn Độ dự kiến sẽ ở mức nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét