Việt nam đang có kế hoạch phải nhập nguyên liệu cho việc sử dụng than, hội thảo sẽ được đưa ra nhằm thăm dò ý kiến.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ VI của Hội Khoa học Kỹ thuật nhiệt Việt Nam ngày 27/5, PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội cho biết: Nhu cầu than để sản xuất điện vào khoảng 130-150 triệu tấn vào năm 2030. Than nội địa chỉ đáp ứng tối đa 30-40 triệu tấn. Khối lượng than nhập khẩu lên tới cả trăm triệu tấn.
Với than nhập khẩu, chuyên gia này cho rằng do khối lượng nhập khẩu rất lớn nên cần có chiến lược dài hạn nhằm xác định nguồn than nhập khẩu, tổ chức vận chuyển than, xúc tiến việc đầu tư khai thác than tại các mỏ ở nước ngoài…“Than nội địa do than khó cháy, hiệu suất cháy thấp nên việc đốt than trộn giữa than nội địa với than nhập khẩu dễ cháy cần được coi là một nhiệm vụ bắt buộc của các nhà máy nhiệt điện đốt than”, ông Nghĩa đề xuất.
Đánh giá về sự phát triển nhiệt điện, ông Nghĩa cho rằng: Trong lịch sử phát triển điện năng của thế giới, nhiệt điện than luôn có vai trò chủ yếu. Theo IEA, năm 2014 nhiệt điện than chiếm 41% tổng sản lượng điện thế giới, gấp 2 lần nhiệt điện khí, 3 lần thủy điện, 4 lần điện hạt nhân, 10 lần điện tái tạo. Những nước có tỷ lệ nhiệt điện than cao là Trung Quốc (79%), Úc 68,6%, Ấn Độ 67,9%, Đức 45,1%, Indonesia 44,4%, Hàn Quốc 43,2%...
“Nói vậy để thấy nhiệt điện ở Việt Nam không có gì là ghê gớm, không phải là nhiều”, ông Trương Duy Nghĩa khẳng định, “Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, ở Việt Nam nhiệt điện than chiếm 55% tới năm 2025, 53,2% tới năm 2030. Nay điện hạt nhân chưa đưa vào, việc đẩy nhanh các nguồn năng lượng khác còn có nhiều khó khăn thì khả năng tỷ lệ nhiệt điện than tới 60% hoặc cao hơn là thực tế”.
Vị chuyên gia này cho rằng: Các nhà máy nhiệt điện đốt than tiêu thụ một khối lượng rất lớn than nên cũng sản sinh ra một khối lượng lớn chất thải độc hại, trong đó có chất thải rắn là tro xỉ và bụi,các khí độc hại SO2, NOx, nước thải của quá trình sản xuất công nghiệp.
Tuy sản sinh ra nhiều chất thải độc hại nhưng về bản chất, các nhiệt điện than không gây nguy hại cho môi trường do đã được đầu tư đầy đủ và nghiêm túc để xử lý. Tuy nhiên nếu các hệ thống xử lý chất thải bị trục trặc thì sẽ rất nguy hại cho môi trường. Vì vậy các nhiệt điện than cần được quan trắc đầy đủ và nối mạng về môi trường.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ VI của Hội Khoa học Kỹ thuật nhiệt Việt Nam ngày 27/5, PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội cho biết: Nhu cầu than để sản xuất điện vào khoảng 130-150 triệu tấn vào năm 2030. Than nội địa chỉ đáp ứng tối đa 30-40 triệu tấn. Khối lượng than nhập khẩu lên tới cả trăm triệu tấn.
Với than nhập khẩu, chuyên gia này cho rằng do khối lượng nhập khẩu rất lớn nên cần có chiến lược dài hạn nhằm xác định nguồn than nhập khẩu, tổ chức vận chuyển than, xúc tiến việc đầu tư khai thác than tại các mỏ ở nước ngoài…“Than nội địa do than khó cháy, hiệu suất cháy thấp nên việc đốt than trộn giữa than nội địa với than nhập khẩu dễ cháy cần được coi là một nhiệm vụ bắt buộc của các nhà máy nhiệt điện đốt than”, ông Nghĩa đề xuất.
Đánh giá về sự phát triển nhiệt điện, ông Nghĩa cho rằng: Trong lịch sử phát triển điện năng của thế giới, nhiệt điện than luôn có vai trò chủ yếu. Theo IEA, năm 2014 nhiệt điện than chiếm 41% tổng sản lượng điện thế giới, gấp 2 lần nhiệt điện khí, 3 lần thủy điện, 4 lần điện hạt nhân, 10 lần điện tái tạo. Những nước có tỷ lệ nhiệt điện than cao là Trung Quốc (79%), Úc 68,6%, Ấn Độ 67,9%, Đức 45,1%, Indonesia 44,4%, Hàn Quốc 43,2%...
“Nói vậy để thấy nhiệt điện ở Việt Nam không có gì là ghê gớm, không phải là nhiều”, ông Trương Duy Nghĩa khẳng định, “Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, ở Việt Nam nhiệt điện than chiếm 55% tới năm 2025, 53,2% tới năm 2030. Nay điện hạt nhân chưa đưa vào, việc đẩy nhanh các nguồn năng lượng khác còn có nhiều khó khăn thì khả năng tỷ lệ nhiệt điện than tới 60% hoặc cao hơn là thực tế”.
Vị chuyên gia này cho rằng: Các nhà máy nhiệt điện đốt than tiêu thụ một khối lượng rất lớn than nên cũng sản sinh ra một khối lượng lớn chất thải độc hại, trong đó có chất thải rắn là tro xỉ và bụi,các khí độc hại SO2, NOx, nước thải của quá trình sản xuất công nghiệp.
Tuy sản sinh ra nhiều chất thải độc hại nhưng về bản chất, các nhiệt điện than không gây nguy hại cho môi trường do đã được đầu tư đầy đủ và nghiêm túc để xử lý. Tuy nhiên nếu các hệ thống xử lý chất thải bị trục trặc thì sẽ rất nguy hại cho môi trường. Vì vậy các nhiệt điện than cần được quan trắc đầy đủ và nối mạng về môi trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét